Từ lâu, mặt nạ dưỡng da đã trở thành một trong những sản phẩm chăm sóc da mặt quan trọng và cần thiết trong chu trình làm đẹp hàng ngày của mỗi người. Đây được xem là phương pháp bổ sung dưỡng chất và mang lại sự tươi trẻ cho làn da. Tuy nhiên, nếu không biết cách đắp mặt nạ sẽ gây phản tác dụng và ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn. Vậy đâu là cách đắp mặt nạ hiệu quả và tốt nhất? Cùng xem qua bài viết dưới đây của Địa ốc Phan Thiết để tham khảo cách đắp mặt nạ đúng cách và hiệu quả nhất nhé!
Những lưu ý khi đắp mặt nạ dưỡng da
Làm sạch da
Làm sạch da là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc. Đắp mặt nạ trong lúc da bẩn không chỉ ảnh hưởng đến mức độ thẩm thấu; mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công da trong môi trường ẩm ướt.
Trước khi đắp, nên tẩy tế bào chết, có thể xông hơi hoặc rửa mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn nở; hấp thu dưỡng chất từ mặt nạ một cách tốt nhất.
Tìm hiểu tình trạng da và công dụng của mặt nạ
Mỗi loại da đòi hỏi cách chăm sóc khác nhau. Phái nữ nên chọn dòng thiên nhiên lành tính và mặt nạ dừa sinh học được sản xuất từ 100% nước dừa tươi; với cấu trúc sợi Cellulose dạng 3D, lên men sinh học là gợi ý.
Da khô và da nhạy cảm
Với da khô: càng lớn tuổi, collagen càng giảm khiến làn da bị khô tróc, nhăn nheo chảy xệ. Vì vậy, từ bây giờ hãy tập trung dưỡng ẩm và mặt nạ từ nước dừa tươi làm tốt vai trò này.
Với da nhạy cảm, dễ kích ứng: chọn sản phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng. Nên ưu tiên những thành phần có tác dụng làm dịu da, kháng viêm như trà xanh. Ngoài ra, chiết xuất tinh dầu oải hương, tinh dầu hoa hồng… cũng hiệu quả cho tình trạng da này.
Mặt nạ dừa sinh học Lavender (oải hương) làm da êm dịu và săn chắc với các thành phần gồm tinh dầu oải hương; tinh dầu hoa hồng, vitamin E, chiết xuất Lô Hội, nước cất…
Da có dấu hiệu lão hóa
Nên dùng mặt nạ được chiết xuất từ các loại thực vật giàu vitamin C; có tác dụng làm sáng da, cung cấp dưỡng chất và phục hồi các tổn thương.
Mặt nạ dừa sinh học Rose (hoa hồng) với chiết xuất từ tinh dầu hoa hồng; vitamin E, nha đam… hỗ trợ da căng mướt, ngăn ngừa và xóa các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim… Chúng còn cung cấp độ ẩm cần thiết để da thêm mịn màng, trắng hồng tự nhiên.
Da sạm
Kịp thời xử lý những vết sạm, lấy lại vẻ khỏe khoắn là điều cần thiết. Có thể thực hiện cách đơn giản như dùng mặt nạ tinh chất thiên nhiên; vitamin và khoáng chất có trong hỗn hợp nhân sâm, mật ong… Chúng có thể điều chỉnh sắc tố, ngừa sạm, nám và nuôi dưỡng da trắng mịn, săn chắc.
Da dầu, bị mụn
Nên chọn các loại mặt nạ cấp nước, cân bằng độ ẩm để da không tiết dầu quá nhiều. Khi lượng bã nhờn dư thừa trên bề mặt da kết hợp với các tế bào chết bụi bẩn tích tụ, sẽ hình thành mụn. Để cải thiện tình trạng, chị em có thể tìm mặt nạ cho da dầu có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn.
Mặt nạ dừa sinh học Green Tea (trà xanh) có tác dụng kiềm dầu, kháng viêm; ngăn ngừa mụn với chiết xuất trà xanh, tinh dầu tràm trà, gỗ hồng, phong lữ, vitamin E…
Tần suất đắp mặt nạ
Chỉ nên đắp mặt nạ trong 20-30 phút. Để lâu hơn có thể khiến mặt nạ hấp thụ ngược lại độ ẩm từ da bạn. Bên cạnh đó, đắp quá lâu khiến da như bị khít chặt lại và dễ tạo những nếp nhăn mới.
Thời điểm đắp lý tưởng nhất là buổi tối, trước khi đi ngủ. Làn da sẽ được thư giãn sau một ngày tiếp xúc với nắng nóng, khói bụi. Tối cũng là lúc da được nghỉ ngơi và dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ mặt nạ.
Dù là mặt nạ thiên nhiên lành tính, cũng chỉ nên dùng 2-3 lần mỗi tuần. Không nên áp dụng mỗi ngày vì sẽ khiến lớp biểu bì non trên da giảm sức đề kháng; cuốn trôi lớp dầu tự nhiên, dẫn đến thiếu ẩm, nhạy cảm hơn.
Ngoài ra, giữ mặt nạ trong tủ lạnh trước khi đắp 10 phút sẽ tăng cường hiệu quả se khít lỗ chân lông và thư giãn hơn. Sau khi lột mặt nạ, đừng quên massage nhẹ nhàng để dưỡng chất còn thừa thấm sâu vào da. Rửa mặt lại để làm sạch bề mặt và có thể dùng thêm nước hoa hồng để da săn chắc hơn nữa.
Các bước nên làm trước và sau khi đắp mặt nạ
Bí quyết đắp mặt nạ đúng cách là bạn nên biết các bước trước và sau khi đắp mặt nạ để đạt hiệu quả dưỡng da.
Trước khi đắp mặt nạ nên làm gì?
Một quy trình đắp mặt nạ đúng cách không nên bỏ qua những bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Làm sạch da
Sau một ngày dài tất bật với công việc; chắc chắn rằng da mặt của bạn đã phải chịu một khối lượng vi khuẩn và chất nhờn rất lớn. Thời gian dài sẽ gây nên viêm, nhiễm khuẩn và các loại mụn.
Chính vì vậy, làm sạch da là bước đầu rất quan trọng trong quá trình chăm sóc da trước khi ngủ mà bạn cần phải lưu ý.
Bước 2: Tẩy tế bào chết
Theo như nghiên cứu, tẩy tế bào chết gây ức chế sự hấp thụ các dưỡng chất chăm sóc da mặt do lỗ chân lông không được thông thoáng. Vậy nên, bạn nên dành ra khoảng thời gian từ 2-3 lần/tuần để tẩy tế bào chết nhé!
Bước 3: Sử dụng toner để tăng độ thẩm thấu trên da
Toner có tác dụng làm cân bằng độ pH trên da; giúp da thẩm thấu được những dưỡng chất nhanh hơn và đạt hiệu quả một cách đáng kể.
Các bước nên làm sau khi đắp mặt nạ
Sau khi đắp mặt nạ xong, bạn cần thực hiện những bước dưới đây để hoàn thành quy trình đắp mặt nạ đúng cách.
Bước 1: Rửa lại mặt
Trừ những loại mặt nạ ngủ ra thì với những loại mặt nạ khác; bạn nên rửa lại mặt sau khi đắp mặt nạ khoảng 15-20 phút bằng nước sạch.
Bước 2: Dùng serum
Sau khi rửa mặt và đợi da khô thì bạn dùng serum để khắc phục những nhược điểm của làn da như thâm nám, sạm, lão hóa, làm se khít lỗ chân lông…
Bước 3: Dùng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm được xem như là một lớp màng bảo vệ tất cả những bước dưỡng trước đó được khóa lại dưới da. Nếu serum chỉ thấm sâu và dưỡng ở tầng hạ bì thì kem dưỡng là chất dưỡng ẩm cho bề mặt da mềm mại.
Bước 4: Dưỡng vùng da quanh mắt
Kem dưỡng mắt sẽ giúp bạn giảm thâm quầng mắt và thêm độ ẩm cho vùng da quanh mắt.
Bước 5: Kem chống nắng
Đây là bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da đúng cách. Dưới cái nắng oi bức của Việt Nam, nếu bạn không bảo vệ da mình cẩn thận thì tất cả những biện pháp dưỡng da sẽ đều trở nên vô nghĩa. Bởi tác hại của tia UV có thể tác động rất lớn đến làn da của bạn.
Nguồn: Vnexpress.vn