Có thể nói rằng khu vực miền Trung của tổ quốc là nơi có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đến từ những nơi khác nhau như Hội An,Đà Nắng, Huế,… . Nổi tiếng nhất là thành phố biển Đà Nẵng với không khí lúc nào cũng sôi động. Xếp ngay phía sau Đà Nẵng, đó là thành phố Huế; một nàng thơ yêu kiều nằm bên cạnh giữa những thành phố nhộn nhịp. Thành phố Huế là một chứng nhân lịch sử hào hùng. Từ thời phong kiến cho đến khi hòa bình lập lại. Nằm bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Thành phố Huế cách Đà Nẵng 105km. Xa hơn nữa là cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1039km. Và cách phía nam của Hà Nội khoảng 668km.
Một vài nét về thành phố Huế
Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam; đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịc h sử- văn hoá, Huế thật sự là một thành phố đẹp và là nơi lý tưởng để du lịch. Ngày nay, Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam; lần đầu tổ chức vào năm 2000 và hai năm tổ chức một lần.
Thành phố Huế có cả vùng gò đồi và vùng đồng bằng. Cách biển Thuận An 12km, cách sân bay Phú Bài 18km, cách cảng nước sâu Chân Mây 50km, nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc – Nam; là trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo của miền Trung; trung tâm văn hoá du lịch Việt Nam, đặc biệt Huế có dòng sông Hương đi qua giữa thành phố và nhiều sông nhỏ: An Cựu, An Hoà, Bạch Đằng, Bạch Yến tạo ra sự hấp dẫn của thiên nhiên.
Sông Hương – núi Ngự được coi là biểu tượng cho thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Bên cạnh đó, tiềm năng nổi bật của Huế còn được thể hiện trong 300 công trình kiến trúc nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại vào năm 1993.
Đó là, hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn; các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn… Tháng 11/2003, chương trình biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới; góp phần đem lại niềm tự hào cho người dân xứ Huế.
Di sản văn hóa thế giới
Với di sản văn hoá thế giới, với cảnh quan thiên nhiên; với nhiều di tích lịch sử, các sản phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của Huế như: nhà vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà Trang, Tịnh Gia Viên… cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ khác, thành phố đã và đang trở thành một trung tâm du lịch rất hấp dẫn khách du lịch đến Huế.
Có các tuyến du lịch như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội Quán, phố cổ Gia Hội – Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca Huế trên sông Hương, đi thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà. Thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế như bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái, thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của lịch sử.
Huế không chỉ cuốn hút du khách bởi những nét đẹp văn hóa, lịch sử, những nét đẹp cổ kính, mà còn thu phục lòng người bởi sự thân thiện của con người xứ Huế; sự dịu dàng, ngọt ngào của người con gái Huế khiến ai cũng phải si mê hay những cơn mưa bất chợt tháng mười tạo nên những cảm giác trầm mặc; lắng đọng và cũng thật lãng mạn. Những nét đẹp ấy, khiến du khách không khỏi khôn nguôi; nhớ thương khi rời xa đất Huế. Đến với Huế là đến với những nét đẹp nên thơ, hữu tình.
Âm nhạc dân tộc cổ kính
Nhã nhạc cung đình Huế
Bắt nguồn từ thời triều Lê với sự kết hợp của tám thể loại nhạc là ngũ tự nhạc, miếu nhạc, giao nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, thường triều nhạc, đại triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc. Đây là loại hình âm nhạc phong kiến thường được tổ chức vào những dịp lễ hội của nhà vua. Thưởng thức nhã nhạc cung đình vô cùng hay ở thành phố Huế. Vào năm 2013 nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO chứng nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Ca Huế
Đây là một thể loại âm nhạc truyền thống ở Huế nói riếng và Việt Nam nói chung. Với sự kết hợp giữa ca và đàn đã tạo nên những bản nhạc giản dị, gần gũi với đời sống. Sự tinh tế của ca và đàn làm cho Ca Huế trở nên đặc biệt hơn, nhưng ca Huế lại mang nét địa phương từ giọng nói; giọng ca của người Huế là chiếc cầu nối giữa nhã nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Những bản ca Huế ở thành phố Huế được nhiều người biết đến
Tuồng Huế
Đây là một thể loại hát bồi của dân tộc Huế. Trải qua nhiều biến cố từ những năm chiến tranh; tuồng Huế dần dần mất tích. Tuy nhiên vào cuối thế kỉ 19 xã hội đã dần dần cải thiện sự trở lại của tuồng Huế và được sử dụng rộng rãi tại các địa điểm giao lưu âm nhạc của Huế. Ngày một phát triển tuồng Huế trở thành nét đẹp du lịch không thể thiếu khi nhắc đến Huế.
Nguồn: Khcn.uit.edu.vn