Đại dịch Covid-19 đã kéo dài hơn 1 năm qua và tác động đến nhiều mặt của các quốc gia trên toàn thế giới. Suốt một thời gian dài dịch chỉ có dấu hiệu tạm lắng rồi lại bùng phát. Để đảm bảo an toàn nhiều nước đã ban hành lệnh kéo dài thời gian giãn cách xã hội. Vừa qua giá dầu giảm sâu khoảng 2% so với sản lượng tăng. Với tình hình như vậy thì hy vọng phục hồi giá dầu trong tương lai gần cũng khó thành sự thật.
Xăng dầu là một trong những mặt hàng chiến lược. Và giá tăng hay giảm cũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế hay biến động chính trị của các nước lớn. Nhu cầu sử dụng dầu của Việt Nam là rất cao. Khi giá cả biến động cũng sẽ tác động đến tiêu dùng trong nước. Hãy cùng diaocphanthiet tìm hiểu về mức giá dầu giảm qua bài viết sau:
Nguyên nhân giá dầu giảm sâu
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (9/4), giá dầu Brent kỳ hạn tháng 6 giảm 22 US cent (0,4%) xuống 62,95 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 5 giảm 28 US cent (0,5%) xuống 59,32 USD/thùng. Áp lực giảm giá dầu gần đây gia tăng sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, gọi là OPEC+, quyết định sẽ tăng nguồn cung thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7.
Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch and Associates có trụ sở ở Galena, Illinois, cho biết: “Triển vọng nhu cầu dầu thuận lợi, song nguồn cung của OPEC+ dự kiến cũng sẽ gia tăng, có thể thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 7”. Trong khi đó, các nỗ lực để đưa Mỹ và Iran trở lại bàn đàm phán về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đang có tiến triển, mặc dù các quan chức Iran chưa đồng ý với Washington về những điều kiện để được dỡ bỏ các trừng phạt. Theo công ty phân tích dữ liệu Kpler, một thỏa thuận giữa Iran và Mỹ có khả năng mang lại nguồn cung bổ sung thêm triệu thùng/ngày cho thị trường dầu.
Tác động tiêu cực
Thông tin từ Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co BKR.N cho Mỹ đã giữ nguyên số lượng giàn khoan trong tuần này, và có thể sẽ bổ sung thêm trong thời gian tới để duy trì sản lượng ổn định.
Trong khi đó, nhiều nơi trên thế giới kéo dài thời gian giãn cách xã hội, và chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 có một số trục trặc, đe dọa làm xấu đi bức tranh về nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên, chuyên gia John Kilduff của Again Capital LLC ở New York, cho biết: “Thị trường (dầu) đang chịu nhiều yếu tố tác động, như việc tăng tốc tiêm chủng (yếu tố tác động tích cực), tăng sản lượng và những đợt phong tỏa mới (tác động tiêu cực)”. Đó là lý do tại sao các nhà phân tích đang phân vân.
Stephen Innes, chiến lược gia thị trường toàn cầu của công ty Axi, dự đoán giá dầu sẽ dao động trong khoảng 60 đến 70 USD/thùng chừng nào các nhà đầu tư còn cân nhắc những yếu tố tác động trên.
Dự báo giá sẽ còn giảm
Các phân tích kỹ thuật cho thấy, có nhiều khả năng giá dầu Brent có thể sẽ giảm xuống mức hỗ trợ kỹ thuật 61,22 USD/thùng, nếu xuyên thủng ngưỡng này thì sẽ giảm tiếp xuống 59,91 USD, thậm chí có thể xuống chỉ 56,97 USD/thùng. Ở ngưỡng trên, nếu vượt qua được ngưỡng kháng cự 63,84 USD thì giá dầu Brent có thể tăng tiếp lên khoảng 64,68- 65,46 USD/thùng.
Trong khi đó, dầu WTI cũng nhiều khả năng sẽ xuống tới ngưỡng hỗ trợ 58,80 USD/thùng. Nếu xuyên thủng ngưỡng này thì sẽ xuống tiếp 57,83 USD/thùng. Sự phục hồi từ mức thấp nhất ngày 5/4 là 57,63 đã đạt được. Bởi trước đó giá đã giảm sâu. Sóng tăng B đem lại mức giá cao nhất vào ngày 30/3 là 62,27 USD/thùng. Song sóng này dự kiến sẽ bị đảo ngược hoàn toàn bởi sóng C hiện tại.
Ở ngưỡng trên, nếu giá dầu WTI phá vỡ ngưỡng kháng cự 60,04 USD. Thì sẽ tăng tiếp lên 60,44-$ 60,94 USD/thùng. Kỳ điều hành giá xăng dầu sắp đến. Với việc giá dầu thế giới giảm nhẹ trong 2 tuần qua. Nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh giảm nhẹ. Tiếp sau lần điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành 27/3.
Ảnh hưởng giá dầu trong nước
Tính trong quý I, giá xăng trong nước có 6 lần điều chỉnh, trong đó có 5 lần tăng giá và 1 lần đi ngang. Hiện giá bán xăng RON95-III tại Petrolimex là 19.040 đồng/lít; xăng E5 RON92 là 17.850 đồng/lít. Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong tháng 3/2021. Cả nước nhập khoảng 650.000 tấn xăng dầu các loại. Tương đương 345 triệu USD, tăng 77,9% về giá trị và 29,5% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, tính chung trong quý I, lượng xăng dầu nhập về đạt 1,995 triệu tấn. Tương đương giá trị 1,007 tỷ USD tăng 7,2% về lượng và tăng 2,7% về giá trị so với Quý I/2020. Hàn Quốc vẫn là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất trong những tháng đầu năm nay. Tiếp đến là Malaysia, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc.
Trong nước, liên quan đường dây sản xuất và tiêu thụ xăng giả, hôm qua (7.4). Công an tỉnh Đồng Nai đã tống đạt lệnh bắt tạm giam. Khám xét nơi ở của giám đốc Công ty cổ phần Nhiên liệu Phúc Lâm về tội buôn lậu. Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2013. Đến năm 2017 doanh thu đạt 1.029 tỉ đồng. Năm 2018 đạt 1.042 tỉ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp của hai năm này cùng ở mức 9 tỉ đồng. Năm 2017 lỗ 500 triệu đồng, năm 2018 có lợi nhuận sau thuế đạt 100 triệu đồng. Sang năm 2019, doanh thu của công ty vọt lên 2.260 tỉ đồng. Tăng gấp đôi doanh thu của 2 năm trước đó. Song lợi nhuận sau thuế cũng chỉ đạt 1,7 tỉ đồng.
Nguồn: Cafef.vn