Giá trị dinh dưỡng của sữa chua cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bạn mỗi ngày như thế nào? Cải thiện tiêu hóa tăng cường trao đổi chất và góp phần làm đẹp da cho các bạn nữ. Vậy bạn đã biết thời điểm ăn sữa chua để tối ưu hóa dưỡng chất và cân đối lượng calo trong 1 hộp sữa chua như thế nào không? Số lượng hộp sữa chua nên ăn mỗi ngày dành cho người lớn và trẻ em. Hãy cùng diaocphanthiet tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của sữa chua thông qua bài viết dưới đây nhé!
Khẩu phần ăn sữa chua có bao nhiêu giá trị dinh dưỡng?
Được biết, ăn một hộp sữa chua cung cấp các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe; nhất là cơ quan tiêu hóa. Chỉ cần một hũ sữa chua tươi mát trong ngày hè nóng bức, bạn sẽ cảm thấy cơ thể trở nên sảng khoái hơn. Liệu ăn 1 hộp sữa chua bao nhiêu calo được dung nạp vào cơ thể?
Các loại sữa chua phổ biến tại Việt Nam
Nếu như trước đây, sữa chua chỉ có một loại duy nhất thì giờ đây để đáp ứng nhu cầu sở thích của người tiêu dùng, sữa chua đã trở nên đa dạng hơn. Dưới đây là một số loại sữa chua phổ biến
- Sữa chua truyền thống: Đây là loại sữa chua phổ biến nhất với dạng sánh mịn, vị chua dịu thơm ngon. Với loại sữa chua này; các đơn vị sản xuất sẽ dùng sữa nguyên liệu là sữa tươi hoặc sữa bột đem đi xử lí, cấy men lactic rồi được rót vào bao bì. Quá trình lên men diễn ra trong bao bì làm xuất hiện khối đông và tạo cấu trúc đặc trưng cho sản phẩm.
- Sữa chua dạng khuấy: Với sữa chua dạng khuấy quy trình sản xuất sữa chua uống cũng sẽ tương tự như cách làm sữa chua truyền thống. Tuy nhiên khi khối đông xuất hiện sau quá trình lên men sẽ bị phá huỷ một để tạo thành sữa chua dạng khuấy. Sữa chua dạng khuấy sẽ không có cấu trúc gel mịn và đồng nhất như sữa chua truyền thống.
- Sữa chua uống: Tương tự như quy trình sản xuất sữa chua dạng khuấy nhưng khác biệt ở chỗ khối đông sẽ bị phá huỷ hoàn toàn. Sản phẩm sẽ có dạng lỏng và khi sử dụng người dùng không cần sử dụng muỗng.
- Sữa chua đông lạnh: Đây là sản phẩm sữa chua có dạng tương tự như kem quá trình lên men sữa được thực hiện trong thiết bị chuyên dùng, tiếp theo hỗn hợp sau lên men sẽ đươc đem đi xử lí và lanh đông để làm tăng độ cứng cho sản phẩm rồi bao gói.
Cung cấp dưỡng chất từ Carb
Carbs trong sữa chua nguyên chất chủ yếu ở dạng đường đơn gọi là lactose (đường sữa) và galactose.
Tuy nhiên, hàm lượng đường lactose trong sữa chua thấp hơn trong sữa. Điều này là do quá trình lên men của vi khuẩn dẫn đến sự phân hủy lactose.
Khi lactose bị phân hủy, nó sẽ tạo thành galactose và glucose. Glucose chủ yếu được chuyển thành axit lactic, chất tạo nên vị chua cho sữa chua và các sản phẩm sữa lên men khác.
Hầu hết các loại sữa chua cũng chứa một lượng đáng kể chất làm ngọt bổ sung – thường là sucrose (đường trắng) – cùng với các loại hương liệu khác nhau.
Do đó, lượng đường trong sữa chua rất thay đổi và có thể dao động từ 4,7% đến 18,6% hoặc cao hơn.
Giá trị dinh dưỡng sữa chua có đường
Sữa chua có đường với đa dạng hương vị được rất nhiều trẻ em và người lớn ưa chuộng. Chúng không chỉ có vị thơm ngon, béo ngậy mà còn bồi bổ thêm dưỡng chất cho sức khỏe.
Khi ăn 1 hộp sữa chua có đường là bạn đã cung cấp cho cơ thể khoảng 105 calo. Hơn nữa, lượng calo trong loại sữa chua này cũng có sự chênh lệch tùy vào hương vị, cách chế biến của nhà sản xuất.
Giá trị dinh dưỡng sữa chua không đường
Sữa chua đầy đủ chất béo chứa hầu hết mọi chất dinh dưỡng bạn cần. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng khác nhau về cơ bản giữa các loại sữa chua.
Ví dụ, giá trị dinh dưỡng có thể phụ thuộc vào loại vi khuẩn được sử dụng trong quá trình lên men.
Các loại vitamin và khoáng chất sau đây được tìm thấy với số lượng đặc biệt cao trong sữa chua thông thường làm từ sữa nguyên chất:
- Vitamin B12. Chất dinh dưỡng này hầu như chỉ được tìm thấy trong thức ăn động vật.
- Canxi. Các sản phẩm sữa là nguồn cung cấp canxi dễ hấp thu tuyệt vời.
- Phốt pho. Sữa chua là một nguồn cung cấp phốt pho dồi dào, một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học.
- Riboflavin. Các sản phẩm sữa là nguồn cung cấp riboflavin (vitamin B2) chính trong chế độ ăn uống hiện đại.
Nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua mỗi ngày?
Ăn sữa chua có đường/không đường đều đặn mỗi tuần rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên để có cơ thể dẻo dai; khỏe mạnh và căng tràn sức sống, mỗi người cần biết cách ăn hợp lý.
Trong sữa chua chứa các lợi khuẩn có tác dụng tăng hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và ngăn chặn một số bệnh thông thường. Do đó, mỗi người nên ăn tối đa 1 – 2 hộp sữa chua (tương đương 100 – 250g) mỗi ngày. Bởi khi ăn quá nhiều sữa chua sẽ làm bạn có cảm giác cồn cào, khó chịu, chướng bụng và ợ chua.
Những người có thói quen ăn sữa chua ngay sau khi ăn no sẽ khó tránh khỏi nguy cơ tăng cân nhanh chóng. Bởi trong sữa chua không đường/có đường thường có nhiệt lượng, làm cho cơ thể tích tụ mỡ thừa, tăng kích cỡ vòng bụng.
Do đó, thời điểm lý tưởng để ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua là lúc sau bữa trưa 1 – 2 tiếng hoặc buổi tối sau khi ăn. Tuyệt đối không nên ăn sữa chua khi bụng rỗng, còn đói.
Đối tượng nên bổ sung vi chất từ sữa chua
Mặc dù trong sữa chua chứa nhiều vitamin, khoáng chất và lợi khuẩn nhưng có một số đối tượng cần cân nhắc khi ăn để đảm bảo sức khỏe. Cụ thể:
Những người nên ăn sữa chua đều đặn
Sữa chua là món ăn bổ dưỡng, khuyến khích nên dùng cho các đối tượng: Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh; trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở đi, người bị loãng xương,… Bên cạnh đó, người ít vận động, thường xuyên ngồi lâu; làm việc văn phòng cũng nên ăn sữa chua đều đặn để cải thiện xương khớp; giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh về tim mạch,…
Nam giới thường xuyên uống rượu bia; hút thuốc lá, làm việc căng thẳng cũng nên ăn sữa chua đều đặn mỗi tháng để cải thiện sức khỏe. Ngăn chặn và phòng ngừa các bệnh lý phổ biến. Đặc biệt, đối tượng thường xuyên mắc chứng cao huyết áp, đau đầu;… nên ăn tối đa 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Những người không nên ăn sữa chua
Ngoài những đối tượng kể trên, sữa chua khuyến cáo không nên sử dụng cho các đối tượng sau:
Sữa chua không nên sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa kém
- Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu không nên ăn sữa chua.
- Người đang mắc các bệnh liên quan tới đường ruột; hệ tiêu hóa kém thường xuyên đi ngoài không kiểm soát cần cân nhắc khi ăn.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý: Tiểu đường, viêm túi mật, viêm tụy, xơ vữa động mạch; cũng nên tránh ăn sữa chua nhằm tránh làm bệnh diễn tiến nặng, khó chữa trị dứt điểm.
- Bên cạnh đó, người già, người cao tuổi cũng không nên ăn sữa chua tùy tiện; nhất là khi đang trong giai đoạn dùng thuốc chữa trị, hệ tiêu hóa suy giảm,…
Lời kết
Tham khảo các thông tin chia sẻ trong bài viết; hy vọng giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác cho thắc mắc ăn 1 hộp sữa chua bao nhiêu giá trị dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Đổng thời giúp bạn biết cách sử dụng sữa chua hợp lý; để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, phát huy tối đa hiệu quả của món ăn này.
Nguồn: wefit.vn