Tứ Xuyên là nơi nổi tiếng với ẩm thực cay và nóng, vì vậy đậu hủ ma bà cũng không ngoại lệ. Thành phần chính của món này là đậu phụ non, mềm, thịt bằm với nhiều loại gia vị cay nồng. Đậu hủ ma bà có thể dùng chung với cơm hoặc cũng có thể ăn không, ăn rất là con. Nếu bạn là một tín đồ ăn cay chắc chắn chắc chắn một điều là bạn không thể bỏ qua món đậu hũ Tứ Xuyên.
Đậu hũ non mềm, nước sốt sền sệt màu đỏ đẹp mắt nhìn thôi là đã muốn ăn rồi. Có vị cay nồng đặc trưng riêng, giúp tạo nên một món ngon. Chinh phục được cả vị giác và thị giác của các tín đồ ăn uống. Trong những ngày se se lạnh, gió lạnh hiu hiu mà được thưởng thức món ngon này thì quả là một tuyệt phẩm.
Lịch sử của món đậu phụ Tứ Xuyên
Đậu hũ Tứ Xuyên là món ăn đã có lịch sử từ lâu đời. Xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của người Trung Quốc. Thực tế, món ăn này ban đầu có tên gọi là Mapo. Hiểu theo nghĩa tiếng Trung là ý nói về 1 người phụ nữ đã lớn tuổi và gương mặt có vết rỗ.
Món ăn ban đầu được gọi tên là Mapo bởi một truyền thuyết rằng: Bà Chen Mapo người Tứ Xuyên có mở 1 hàng cơm nhỏ. Vì mặt rỗ ngay từ nhỏ nên thường được gọi là bà Chen Mapo. Nhận thấy nguyên liệu nấu nướng hàng ngày dư thừa nhiều. Bà đã kết hợp một số nguyên liệu lại với nhau theo công thức mới.
Thịt heo băm nhỏ được trộn đều với đậu hũ cùng các loại gia vị đặc trưng. Đem xào trên chảo lớn và nhanh chóng trở thành món ăn hút khách đến với hàng ăn của bà. Từ đó trở đi, món ăn xuất hiện nhiều hơn ở các quán ăn, nhà hàng lớn và người ta đã đổi tên thành đậu hũ Tứ Xuyên.
Chuẩn bị nguyên liệu
300g đậu phụ mềm; 2-3 thìa đậu tương cay Trung Quốc (nếu không có thì có thể thay bằng dầu hào cùng sa tế); 150g thịt lợn băm; 1/2 thìa dầu vừng; 2 thìa dầu ăn; 1.5 thìa ớt bột (ai ăn ít cay thì bớt); 2 thìa hạt tiêu; 3-4 tép tỏi – băm nhỏ; 10g gừng – băm nhỏ; 400ml nước hoặc nước cốt xương gà; 1 thìa đường; 2 thìa xì dầu; 1 thìa dấm; 2-3 cọng hành lá – thái nhỏ; 1 thìa bột ngô trộn cùng 1.5 thìa nước lọc.
Cách chế biến
Bước 1: Cắt đậu thành các miếng vuông nhỏ, vừa ăn.
Bước 2: Đun 500-600ml nước, đến khi nước sôi lăn tăn thì cho vài nhúm muối vào, và nhẹ nhàng thả đậu vào trần, để đậu trần trong 2-3 phút rồi tắt bếp, cứ ngâm đậu trong nồi nước.
Bước 3: Đảo hạt tiêu trong 1 cái chảo đến khi hạt tiêu bắt đầu thơm và bốc khói nhẹ, sau đó giã/xay hạt tiêu, để sang 1 bên.
Bước 4: Trong 1 chiếc chảo khác, bật lửa cao, chờ cho chảo nóng rồi cho dầu, tỏi, gừng và đảo đến khi mùi thơm thì đổ thịt vào đảo tiếp, tiếp tục cho tương đậu cay (doubanjiang) và ớt bột đảo chung với thịt đến khi đều với nhau. Sau đó cho phần nước cốt xương gà (hoặc nước), xì dầu, đường, dấm đã chuẩn bị vào, giảm xuống lửa vừa và để đun trong vài phút. Sau đó cho vào hỗn hợp nước và bột ngô, đảo đều rồi cho hạt tiêu và chút dầu vừng vào chung.
Bước 5: Vớt đậu phụ từ nồi nước muối cho vào chảo, đảo nhẹ tay để đậu phụ ngấm, đậy vung, để đậu phụ đun trong khoảng 10’ cho ngấm hết gia vị.
Bước 6: Rắc hành lên và thưởng thức cùng cơm nóng.
Nguồn: 24h.com.vn