Hà Giang địa điểm du lịch mở đầy thu hút du khách với những vườn đào xuân mê đắm lòng người. Núi Cấm Sơn một trong những di tích lịch sử từ thời Pháp thuộc lưu lại. Thẳng đứng như giếng trời sừng sững, oai vệ. Bạn có thể đến nơi đây để thưởng thức phong cảnh thiên của rừng đào hồng đầy mộng mơ. Hoặc tham quan cảnh đẹp do con người tạo ra từ những thế kỷ trước với kiến trúc kiểu Pháp. Hãy thử một lần đến Hà Giang. Rồi chinh phục con đường từ vườn Đào ở Thào Chứ Lủng đến núi Cấm rồi chạy về Sông Lô. Đây sẽ là con đường tuyệt vời cho những người thích đi phượt.
Vườn đào Mèo Vạc mê đắm lòng người ở Hà Giang
Nhằm tạo cảnh quan và phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn. Từ năm 2017, huyện Mèo Vạc đã phát động và triển khai trồng 800 cây đào tập trung. Để có thể làm thành cảnh quan tại thôn Thào Chứ Lủng, xã Tả Lủng.
Hàng năm, mỗi độ Tết đến, Xuân về, khi hoa đào khoe sắc, huyện Mèo Vạc thường lựa chọn vườn Đào ở Thào Chứ Lủng để tổ chức các hoạt động lễ hội đầu Xuân trên địa bàn, như hội thi chim họa mi, giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian… thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh.
Năm nay, vườn đào tại Tả Lủng được giao cho HTX dịch vụ Tả Lủng quản lý. Khai thác với các hoạt động trải nghiệm văn hóa dân gian đặc sắc các dân tộc vùng Cao nguyên đá. Giao lưu ẩm thực địa phương và là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách và bà con, nhân dân địa phương dịp đầu Xuân.
Theo thống kê năm nay vườn đào đã đón khoảng 3.000 khách đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh. Đây chắc chắn sẽ là điểm nhấn mới trong phát triển các loại hình du lịch trên vùng Cao nguyên đá. Trở thành điểm tham quan thơ mộng trên vùng đá xám Mèo Vạc. Là mô hình hay trong thực hiện Chương trình cải tạo vườn tạp ở các huyện vùng cao của tỉnh.
Núi Cấm Sơn tỉnh Hà Giang
Cấm Sơn chạy dài theo dốc Mã Tim với địa hình hiểm trở. Hang sâu vách đá dựng đứng, như con sư tử với dáng oai vệ. Từ trên đỉnh, Cấm Sơn chạy về phía sông Lô là núi đất. Sườn núi vách dốc trải dài suốt từ đường 19/5 đến quảng trường 26/3. Dưới chân núi là những phố phường đông đúc dân cư, làm ăn sầm uất. Tuy nhiên, người dân Hà Giang ít ai thấy hết được vẻ đẹp tự nhiên mà huyền bí của Cấm Sơn vì chỉ có một con đường lên đỉnh núi.
Trên đỉnh núi có một hang sâu thẳm, thẳng đứng như một cái “giếng trời”. Chính với địa thế hiểm trở và độc đáo này mà thực dân Pháp khi xâm lược đã chọn nơi đây làm chốt canh giữ chính. Theo truyền thuyết, khoảng những năm 1870 – 1875. Địa hạt Hà Giang có đội quân cờ vàng của Hoàng Sùng Anh kéo đến để cướp bóc. Chúng bị đội quân của đồng bào các dân tộc là “quân cờ trắng” đánh trả quyết liệt, bao vây, truy kích. Năm 1875, quân cờ vàng của Hoàng Sùng Anh bị co cụm, chạy lên núi Cấm để cố thủ. Lương thực cạn kiệt dần, xung quanh núi Cấm lại bị bao vây chặt chẽ. Biết không thể thoát, cả tướng lẫn quân cờ vàng nhảy xuống hang sâu trên núi tự tử.
Với tấm lòng bao dung và nhân ái, nhân dân địa phương lập ngôi miếu nhỏ. Cầu nguyện cho những linh hồn bất hạnh được siêu thoát. Núi trở thành nơi linh thiêng huyền bí hơn. Sau này, miếu ấy cũng không còn nữa, dân địa phương đã đưa về thờ tại “Cấm Sơn linh từ” (đền núi Cấm, nay là đền Mẫu). Trên đỉnh núi hiện vẫn còn vết tích của những hang đá sâu, hệ thống hầm hào, lô cốt của Pháp.
Nguồn: vietnamtourism.gov.vn